Bài thuốc chữa chóng mặt ù tai

Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… do rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc do thiếu máu… là chứng bệnh hay gặp. Theo Đông y, hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… thuộc phạm vi chứng huyễn vựng. Nguyên nhân do can thận âm hư, can huyết hư hoặc do can dương thượng xung, can hỏa vượng hay đàm thấp.

Thể can phong do can dương thượng xung, can hỏa vượng thường gặp ở người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm với các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, miệng đắng, phiền táo, dễ cáu gắt, ngủ kém hoặc ngủ không sâu, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền. Phương pháp chữa: bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương. Sau đây là một số bài thuốc trị chứng này.

Bài 1: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, cửu khổng 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt ù tai, nôn mửa ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm.Sơn thù và trạch tả là hai vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai chóng mặt do can phong.

Sơn thù và trạch tả là hai vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai chóng mặt do can phong.

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, trạch tả 8g, đan bì 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, sa tiền tử 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa tăng huyết áp gây chóng mặt, phiền táo ít ngủ, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (can hỏa vượng).

Bài 4: tang ký sinh 16g, hà thủ ô 16g, thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, ngưu tất 12g, xuyên khung 8g, a giao 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Bài 5: tang ký sinh 16g, thạch quyết minh 20g, đảng sâm 16g, mẫu lệ sống 16g, thục địa 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, địa long 12g, xuyên khung 10g, xuyên quy 10g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.

Bài 6: tang ký sinh 16g, thục địa 16g, hà thủ ô 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch

Bài 7:thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, kỷ tử 12g, câu đằng 16g, mẫu lệ 16g, long cốt 12g, táo nhân 12g. Sắc uống.

Lương y Thảo Nguyên

Cây xấu hổ gây bất ngờ bởi công dụng chữa đau lưng, mất ngủ

Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên thuốc trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

Cây xấu hổ.

Cây xấu hổ.

Dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau:

Rễ cây xấu hổ

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20 - 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Chữa khí hư: rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

Cành lá cây xấu hổ

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá xấu hổ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Chữa tăng huyết áp: cành lá xấu hổ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc, mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20 - 30g.

DS. ĐỖ HUY BÍCH

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấuCông dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấuHỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tínhHỗ trợ điều trị viêm tai giữa mạn tínhBài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóngBài thuốc đơn giản trị say nắng, say nóng

Bài thuốc chữa viêm chân răng

Viêm chân răng ít khi gây đau và có biểu hiện như sưng nhẹ, đỏ ở lợi hoặc chảy máu khi đánh răng. Nguyên nhân thường gặp do nhiễm khuẩn tại chỗ, những vi khuẩn trong mảng bám răng lâu ngày dày lên thành cao răng gây chảy máu chân răng và hôi miệng.

Theo y học cổ truyền, bệnh do ngoại cảm phong tà kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính. Bệnh kéo dài lâu ngày vị âm hư, thận âm hư, dạ dày tích nhiệt, thận hư hỏa vượng tân dịch giảm, vi khuẩn đục chân răng gây nên thành bệnh mạn tính.Viêm chân răng.

Viêm chân răng.

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm chân răng là chải răng sau khi ăn sẽ giúp làm sạch mảng bám răng. Định kỳ kiểm tra răng tại các phòng khám răng hàm mặt 6 tháng/ lần để làm sạch răng và phát hiện sớm các bệnh vùng họng miệng. Khi bị viêm chân răng, bạn có thể dùng một trong số những bài thuốc đông y sau tùy theo từng thể bệnh để điều trị:

Thể cấp tính:

Biểu hiện: Lợi bị sưng, phù nề, đau, ấn mạnh có thể ra mủ, nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn uống kém, đại tiện táo, có hạch ở dưới hàm.

Phương pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tiêu thũng.

Bài thuốc: Dùng một trong số bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 1: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, hạt khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, gai bồ kết 8g.

Bài 2: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, hạt khô thảo 8g, chi tử 12g, kim ngân 20g, liên kiều 20g, tạo thích giác 20g, xuyên sơn giáp 6g.

Bài 3: thăng ma 4g, hoàng liên 8g, sinh địa 20g, đan bì 8g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g.

Thể mạn tính:

Biểu hiện: Lợi có cảm giác mềm hơn bình thường, đỏ, có mủ chân răng, răng lung lay, hơi thở hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Dưỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuốc: Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 1: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 12g, kim ngân hoa 16g, quy bản 12g, ngọc trúc 12g.

Bài 2: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8, đan bì 8g, phục linh 8g, tri mẫu 8g, hoàng bá 8g, ngọc trúc 12g, thăng ma 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g.

ThS. Phạm Đức Dương

Rau má chống lão hóa hiệu quả

Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc và các loại vitamin B1, B2, B3, C, K.

Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực vì rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết). Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.

Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, chàm hay vảy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Trong đông y, rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen chế làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy.

 - 1

Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt

Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết, giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay, rau má được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết phỏng, vết thương do chấn thương, giải phẫu, cấy ghép da, vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vảy nến…

Các nhà thảo mộc học còn cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não, các tuyến nội tiết; đồng thời xác nhận nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Trên thực tế, rau má tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng, giúp cải thiện trí nhớ người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ những dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.

Với những người bị mẩn ngứa (nổi mề đay), có thể lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập, hãm với nước sôi 200 ml như hãm chè tươi, uống trong ngày. Tuy nhiên, rau má có tính lạnh nên những người có chứng đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cần những điều kiện gì?Để đảm bảo an toàn thực phẩm cần những điều kiện gì?Đong thuốc bằng muỗng có thể giết chết conĐong thuốc bằng muỗng có thể giết chết conNgừng thở khi ngủ - chớ chủ quanNgừng thở khi ngủ - chớ chủ quan

(Theo 24h)

Bài thuốc phòng trị sỏi gan mật

Sỏi gan mật thuộc hội chứng “Hiếp thống’, “Hoàng đản” trong Y học cổ truyền. Người bệnh thường biểu hiện đau âm ỉ ở vùng hạ sườn phải bụng trên, có khi buồn nôn, sợ mùi tanh, đợt viêm cấp thì đau dữ dội, sốt cao rét run, chán ăn, nước tiểu vàng đậm, có tắc mật vàng da, mạch khẩn. Ðể chẩn đoán chính xác thường phối hợp với siêu âm, xét nghiệm, chụp cắt lớp MRI.

Nguyên nhân sỏi gan mật phần nhiều do tình chí hay phẫn nộ uất ức khiến can khí uất kết, dịch mật bị ứ đọng; do ăn uống không phù hợp, nhịn ăn sáng làm chức năng chuyển hóa rối loạn thủy thấp ứ kết; do giun sán… Bệnh không điều trị kịp thời có thể tắc mật, nhiễm khuẩn làm tổn thương gan. Phép trị chủ yếu thanh thấp nhiệt, lợi mật, bài thạch... Sau đây là một số bài thuốc phòng trị bệnh:

Người sỏi gan mật cấp, tiểu vàng do thấp nhiệt nhiều: dùng bài Đởm thạch thống thang “Lương y Uông Nhuyến” gia giảm: kim tiền thảo 20g, cỏ mực 16g, nhân trần 16g, chi tử 12g, chỉ xác 10g, sài hồ 12g, ngưu tất 18g, uất kim 12g, đương qui 12g, xa tiền tử 14g, xuyên tiêu 14g, râu ngô 16g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 1 đợt 20-30 thang, sỏi to có thể uống lâu. Tác dụng: thanh thấp nhiệt, lợi đởm, bài thạch… Chữa viêm gan mật có sỏi, người nóng lạnh, đau hạ sườn phải, miệng đắng, buồn nôn, nước tiểu vàng đỏ, da vàng.Sỏi đường mật trong gan.

Sỏi đường mật trong gan.

Gia giảm: nếu bụng đầy chậm tiêu, gia sơn tra 16g, la bặc tử 12g. Nếu tiểu vàng, da vàng, gia ac-ti-sô 20g hoặc râu mèo 18g. Nếu lúc nóng lúc lạnh, gia sài hồ 12g. Nếu bụng đầy chậm tiêu, gia thần khúc 16g, mạch nha 16g.

Lưu ý: không dùng cho người đang bị cảm lạnh sốt ho sổ mũi, đại tiện lỏng.

Người sỏi gan mật mà mập phì, thừa cân do đàm thấp nhiều: dùng bài Ôn đởm thang “Bị cấp thiên kim yếu phương” gia giảm: trúc nhự 20g, bán hạ 12g, chỉ thực 12g, trần bì 14g, bạch phục linh 30g, sinh khương 12g, cam thảo 6g, nhân trần 16g, uất kim 12g, sơn tra 16g, kim tiền thảo 20g, kê nội kim 12g. Sắc uống ngày 1 thang, 1 đợt 20-30 thang hoặc lâu hơn. Tác dụng: lý khí, hóa đàm, thanh đởm, trừ thấp nhiệt... Trị đởm vị bất hòa gây hư phiền mất ngủ mập phì, sỏi gan mật, sỏi tiết niệu, đau dạ dày, đau hông sườn do thấp nhiệt.

Gia giảm: Nếu cholesterol máu tăng, gia sơn tra 16g. Người lúc nóng lúc lạnh, gia sài hồ 12g, chỉ xác 10g. Nếu tiểu vàng, da vàng, gia râu ngô 20g, ac-ti-sô 20g. Nếu bụng đầy chậm tiêu, gia thần khúc 16g, mạch nha 16g, sơn tra 12g. Nếu ngực bụng đầy trướng, gia la bặc tử 14g.

Lưu ý: không dùng cho người sỏi gan mật giai đoạn viêm cấp sốt cao rét run.

Người sỏi gan mật kèm đau dạ dày, hông sườn do can tỳ uất kết: dùng bài Tiêu giao tán “Hòa tễ cục phương” gia giảm: sài hồ 12g, đương qui 16g, bạch thược 16g, thương truật 12g, phục linh 14g, chích thảo 6g, bạc hà 12g, chỉ xác 12g, kê nội kim 12g, uất kim 12g, râu mèo 12g, kim tiền thảo 20g. Sắc hoặc làm hoàn uống. Tác dụng: sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh, bài thạch… Trị sỏi gan mật, kèm đau dạ dày, đau liên sườn, người hư nhược ăn uống kém.Bạch phục linh.

Bạch phục linh.

Gia giảm: Nếu ăn thịt, bụng đầy chậm tiêu, gia sơn tra 16g. Nếu tiểu vàng đậm, gia râu ngô 20g, ac-ti-sô 20g. Nếu bụng chậm tiêu, gia thần khúc 16g, mạch nha 16g. Nếu ho đàm tức ngực, gia la bặc tử 14g. Nếu người nóng táo khó, gia đan bì 12g, chi tử 10g. Nếu huyết hư người gầy, gia thục địa 20g.

Lưu ý: không dùng cho người sỏi gan mật đang viêm cấp sốt cao rét run.

Lương y Minh Phúc

Lá lốt – thần dược chữa bệnh quanh ta

Sau đây là một số công dụng chữa bệnh của lá lốt:

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Khi trái gió trở trời xương khớp thường hay có dấu hiệu đau nhức rất khó chịu, chúng ta có thể dùng lá lốt để loại bỏ những cơn khó chịu đó.

Cách dùng: Lấy 5-10g lá lốt phơi khô, sắc 2 bát nước lấy nửa bát, uống sau bữa ăn và uống khi thuốc còn ấm, mỗi lần sắc chỉ nên sắc đủ một ngày dùng. Mỗi lần điều trị nên điều trị liên tục trong vòng 10 ngày.

Cách thứ hai là lấy 30g các loại lá lốt và rễ các, cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, chúng đều phải tươi, sau đó đem thái mỏng, sao vàng, sắc với 0,6 lít nước và lấy 0,2 lít chia ra uống ngày 3 lần, liên tục trong vòng 7 ngày.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt.

Cách dùng: Lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm.

Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Cách dùng: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Cách dùng: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Chữa phù thũng do suy thận

Cách dùng: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.

la lot

Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Cách dùng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Chữa đầu gối sưng đau

Cách dùng: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Theo Nông nghiệp Việt Nam, không chỉ có công dụng chữa bệnh những món ăn làm từ lá lốt như: canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong lúc giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

6 loại thảo mộc và gia vị giúp kéo dài tuổi thọ6 loại thảo mộc và gia vị giúp kéo dài tuổi thọNhững phát minh công nghệ kỳ thúNhững phát minh công nghệ kỳ thúBộ Y tế mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y dượcBộ Y tế mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y dược

(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Bài thuốc trị bệnh mũi đỏ

Bệnh mũi đỏ (y học hiện đại gọi bệnh Rosacea) còn gọi mũi sư tử là hiện tượng da mũi đỏ tấy do các mạch máu dưới da vùng mũi bị giãn ra kèm theo những sẩn trứng cá, mụn mủ nằm rải rác hay tập trung thành đám, có thể hơi ngứa, teo da, có vẩy dày do các vẩy sừng ăn sâu vào các lỗ chân lông. Da thường xuyên tiết bã nhờn. Trường hợp bệnh nặng, mũi có thể biến dạng, phình to.

Y học cổ truyền xếp bệnh mũi đỏ thuộc bệnh tử (xích) điến phong. Bệnh gặp ở người da nhờn, nghiện rượu hoặc hay ăn thức ăn cay nóng. Nguyên nhân ban đầu do thấp và nhiệt tích tụ ở phế và tỳ vị gây ra. Khi bị bệnh lâu ngày, mũi bị biến dạng do khí trệ huyết ứ. Phép trị là bổ huyết, khu phong, trừ thấp. Dùng các bài thuốc sau:

Thuốc uống:

Bài 1: Truy phong hoàn: hà thủ ô, kinh giới tuệ, thương truật, khổ sâm mỗi vị 16g, tạo giác tử 32g. Tạo giác sắc kỹ lấy nước, cô đặc lại; các vị khác tán bột mịn; trộn với nhau thành viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 - 15g, uống với rượu hoặc nước chè, tùy theo tuổi. Tác dụng tháo thấp khu phong. Trị bệnh mũi đỏ, bạch điến.

Bài 2: Thông khiếu hoạt huyết thang: xích thược 3g, đào nhân 9g, lão thông 3g, xuyên khung 3g, hồng hoa 9g, hồng táo 5g, xạ hương 0,15g. Thêm rượu loãng sắc uống. Tác dụng hoạt huyết thông khiếu. Chữa nhức đầu xây xẩm do mặt mũi, đầu óc bị ứ tắc hoặc điếc lâu ngày, mặt xanh tím, bệnh mũi đỏ, bạch điến phong.Mũi đỏ

Mũi đỏ hay mũi sư tử thường kèm theo mụn trứng cá, mụn mủ, có vảy da dày...

Bài thuốc dùng ngoài:

Bài 1: Lấy nhựa mủ cây thuốc dấu bôi lên chỗ đau trước khi đi ngủ, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt.

Bài 2: Chi tử nhân, đậu sị, mộc lan bì liều lượng bằng nhau. Các thứ trên nghiền thành bột mịn. Trước khi đi ngủ rửa sạch mặt rồi dùng ít bột thuốc trộn với ít dấm ăn thành dạng hồ nước, bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt.

Hoặc: chi tử nhân, đậu sị, tật lê tử, mộc lan bì liều lượng bằng nhau. Tất cả nghiền mịn, trước khi đi ngủ rửa sạch mặt, rồi dùng ít bột thuốc trộn với ít dấm ăn thành dạng hồ nước, bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt.

BS. Tiểu Lan

7 Cách phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa

Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng bệnh.

Vào cuối thu đầu đông, thời tiết thay đổi, ngày nắng, hanh khô, tối hôm trước trời còn nóng nực nhưng đến sáng hôm sau đã có thể trở lạnh. Sự thay đổi thời tiết thất thường là điều kiện làm gia tăng các bệnh về tai mũi họng, trong đó phải kể đến bệnh viêm mũi, viêm xoang.

Mùa viêm mũi, viêm xoang

Những cơn gió đổi mùa, chuyển từ nóng sang lạnh và đến đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với dòng không khí mang hơi lạnh và hanh khô đó. Với chức năng riêng, mũi giúp điều tiết, làm ấm, tăng độ ẩm cho không khí hít vào. Trời lạnh, mũi phải làm việc nhiều hơn giúp làm ấm, làm ẩm dòng khí lạnh đó để đưa vào phổi. Ở một số người, niêm mạc mũi sẽ có những phản xạ quá mẫn như viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng... phản ứng này rất dễ xảy ra ở những người đã có tiền sử bị các bệnh về mũi, xoang.

Bệnh viêm mũi, viêm xoang có thể gặp ở tất cả các mùa nhưng với mùa lạnh sẽ gây ra khó chịu nhiều hơn bởi các triệu chứng trở nên kéo dài và tái phát cũng diễn ra nhanh hơn. Những biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi trong hoặc nước mũi đục, vàng khi đang ở tình trạng viêm cấp, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang, nghẹt mũi một bên hoặc cả hai bên, người mệt mỏi, có khi nhức đầu, ngứa mắt, chảy nước mắt... Khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp.

Phòng bệnh viêm mũi, viêm xoang lúc giao mùa

Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường nên cần phải có sự phòng ngừa, và điều trị đúng để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa:

1. Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.

2. Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

3. Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

4. Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.

5. Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau.

6. Những người đã bị viêm xoang mạn tính và cả người bình thường thì hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý và nên đi khám khi có những nghi ngờ bị, biểu hiện của viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Vì nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh không khỏi mà có khi còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm.

7. Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, điếc mũi do thay đổi thời tiết có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh viêm mũi viêm xoang khi mùa đông tới.

Thuốc viêm xoang Esha là bài thuốc kế thừa từ bài thuốc cổ phương nổi tiếng “Thương nhĩ tử tán”, đã được gia giảm hợp lý và được bào chế bằng công nghệ hiện đại. Trong bài thuốc Esha “Thương nhĩ tử tán” làm hạt nhân và gia thêm bạch truật, hoàng kỳ để bổ khí, kiện tỳ, tiêu viêm,; phòng phong khu phong giải biểu, trừ thấp chỉ thống và đặc biệt là kim ngân hoa có công dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn tiêu viêm, giải mẫn cảm và chống dị ứng

Sử dụng thuốc viêm xoang Esha từ thảo dược giúp tiêu viêm, thông mũi, trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hiệu quả và an toàn.

Điện thoại tư vấn: 04.36686111/ 19006043.

Website: http://viemmuiviemxoang.vn/

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Bài thuốc trị chứng hư lao

Đông y điều trị chứng hư lao tùy theo thể bệnh đặc điểm của hư lao là nguyên khí hao tổn, dựa vào vị trí và mức độ nguyên khí bị tổn thương mà người xưa phân ra: ngũ lao, lục cực, thất thương.

Dương hư

Dương hư khí suy: thường do dương khí bất túc, cả dương khí và vệ khí cùng hư, người bị dương khí hư suy dễ bị cảm nhiễm và dễ là tổn thương phế.

Triệu chứng: mệt mỏi lười vận động, vận động thì khó thở, người đau mỏi, ê ẩm, sắc mặt trắng nhợt, môi lưỡi nhợt nhạt, dễ ra mồ hôi (tự hãn), đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, miệng nhạt khô, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch hư nhược.

Pháp trị: Phù dương cố biểu.

Phương dược: dùng bài Chấn dương lý lao thang gồm các vị thuốc: nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, nhục quế 4g, bạch truật 6g, trần bì 4g, mộc hương 6g, đương quy 12g, ngũ vị tử 8g, cam thảo 6g. Sắc 3 chén nước còn hơn nửa chén thuốc uống.

Ý nghĩa: nhân sâm, hoàng kỳ để bổ nguyên khí, cố biểu; nhục quế để ôn dương; bạch truật, cam thảo để kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; trần bì, mộc hương để lý khí; đương quy để dưỡng huyết; ngũ vị tử để liễm khí.

Phương huyệt: cứu bổ các huyệt: Tỳ du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải

chứng hư laoNgười mệt mỏi, lười vận động...

Tỳ dương hư: tỳ khí suy dẫn đến tỳ dương hư suy, thường ăn uống thức ăn sống lạnh làm tổn hại đến tỳ dương

Triệu chứng: kém ăn, mệt mỏi, buồn nôn, trời trở lạnh thì đau bụng, chườm nóng thì đỡ đau, bụng trướng, đầy lạnh bụng hoặc sôi bụng, đi cầu lỏng; tay chân lạnh; sắc mặt trắng bệch hoặc vàng sạm; lưỡi nhợt, rêu trắng; mạch trầm tế nhược.

Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ.

Phương dược: bài Lý trung thang gồm nhân sâm 16g, can khương 8g, bạch truật 6g, cam thảo 6g.

- Nếu tay chân lạnh, sợ lạnh gia thêm phụ tử để trợ dương gọi là phụ tử lý trung thang.

- Nếu cầu lỏng không cầm được thêm ích tri nhân, thảo quả để ôn thận, chỉ tả.

- Nếu nôn sau khi ăn thì gia trần bì, bán hạ để hòa vị giáng nghịch.

- Ngoài ra có thể dùng bài Chân dương lý lao thang gia giảm bao gồm: nhân sâm, nhục quế, hoàng kỳ, bạch truật, ngũ vị tử, gừng, cam thảo, trần bì, đại táo. Trong đó: nhục quế để ôn dương, nhân sâm - hoàng kỳ để bổ nguyên khí cố biểu, bạch truật - cam thảo để kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; ngũ vị tử để liễm khí, trần bì để lý khí.

Phương huyệt: với các huyệt: Tỳ du, Thận du, Túc tam lý, Công tôn, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải.

Thận dương hư: do mệnh môn hỏa bất túc, nguyên khí suy, hoặc do người vốn dương suy hoặc bệnh lâu không khỏi lao tổn quá độ, tổn thương dương khí, hoặc người già yếu thận dương không đủ.

Triệu chứng: da tái nhợt, tiếng nói nhỏ, yếu; sợ lạnh tay chân lạnh cột sống lưng; mỏi lưng hoặc đau lưng ê ẩm; tiểu nhiều lần, tiểu không cầm được, hay đi tiểu đêm; hoạt tinh liệt dương; đi cầu phân lỏng, phân sống; lưỡi nhợt bệu, rêu trắng; mạch trầm nhược.

Pháp trị: Ôn bổ thận dương.

Phương dược: Thận khí hoàn với các vị thuốc thục địa12g, sơn dược 12g, sơn thù 8g, đơn bì 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, quế 6g, phụ tử 4g với các vị thuốc thục địa để bổ thận bổ huyết; quế, phụ tử để ôn bổ thận dương; sơn thù, hoài sơn để tư bổ can tỳ; trạch tả, phục linh để lợi thủy thẩm thấp; đơn bì để tả can hỏa. Nếu có di tinh thêm khiếm thực, liên tu, mẫu lệ.

Phương huyệt: cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thái khê, Túc tam lý.

m hư

Thận âm hư: bệnh có âm hư gây mất tân dịch, hoặc bệnh tích nhiệt, nhiệt bức làm cho mất máu, mất tân dịch, uống nhiều thuốc nhiệt quá mức làm tổn hại chân âm.

Triệu chứng: thắt lưng đau, gối mỏi, yếu, váng đầu, ù tai chống mặt, răng long, họng khô, di tinh mất ngủ do hư hỏa động, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi gầy đỏ, mạch trầm tế (sác).

Pháp trị: Tư bổ thận âm.

Phương thuốc: Cao bổ âm với các vị thuốc nấu lại thành cao.

Yếm rùa, sơn thù, sơn dược, trạch tả, phục linh, đơn bì.

Ý nghĩa: thục địa để bổ âm thận, sơn thù để tư thận ích can, sơn dược để ích thận bổ tỳ, trạch tả để tư thận, giáng trọc; đơn bì để tả can hỏa; phục linh để thẩm tỳ thấp. Nếu đạo hãn, sốt chiều thì thêm hoàng bá, tri mẫu, nếu cốt chứng thêm địa cốt bì.

Can âm hư: thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc, cũng có thể can hỏa làm tổn thương can âm.

Triệu chứng: đầu đau, chống mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt, hoặc chuột rút, mắt sắc hồng, lưỡi thô đỏ hơi tím, mạch huyền tế(sác).

chứng hư laoCây hoàng kỳ

Pháp trị: Bổ can thang với các vị thuốc đương quy 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, thục địa 10g, toan táo nhân 6g; mộc qua, cam thảo, mạch môn với liều lượng bằng nhau tùy theo dạng lâm sàng mà gia lượng thích hợp.

Ý nghĩa: đây là phương thuốc tứ vật thang dùng để dưỡng huyết nhu can phối hợp với toan táo nhân, mộc qua, mạch môn, cam thảo để tư dưỡng can âm với cách dùng thuốc cam toan để hoá âm, dưỡng thủy để nuôi dưỡng mạch.

- Nếu đau đầu chóng mặt, ù tai nhiều hoặc hay chuột rút, máy cơ thì thêm cúc hoa, quyết minh, câu đằng để bình can tiềm dương.

- Nếu mắt khô sợ ánh sáng, nhìn không rõ thì thêm kỷ tử, thảo quyết minh để dưỡng can minh mục làm sáng mắt.

- Nếu dễ xúc động, cáu gắt, nước tiểu đỏ, cầu khó thì thêm hoàng cầm, chi tử, long đởm thảo để thanh can tả hỏa.

Vị âm hư: thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt: do nhiệt làm tổn thương tân dịch.

Triệu chứng: ăn kém, không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn; tâm phiền, sốt nhẹ; cầu táo, khó đi, phân khô vón; nôn khan, nấc; lưỡi đỏ, có thể loét miệng, lưỡi; mạch tế sác.

Pháp trị: Ích âm dưỡng vị.

Phương thuốc:Ích vị thang.

Sa sâm 12g, mạch môn 20g, đường phèn 4g, sinh địa 20g, ngọc trúc 6g.

Có thể thêm thạch hộc, ô mai, nếu cần thêm nước mía.

Ý nghĩa: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, sinh địa để tư dưỡng âm dịch. đường phèn để dưỡng vị hòa trung. Nếu miệng loét thêm nhân sâm, thạch hộc, tang diệp, ô mai, biển đậu sống. Thiên hoa phấn để dưỡng vị khí sinh tân, thanh nhiệt. Nếu khí nghịch thì thêm bán hạ, cam thảo, đại táo, ngạnh mễ để hòa vị giáng nghịch, và uống lúc thuốc còn nóng.

Tâm âm hư: thường do nguồn sinh hoả của huyết thiếu, hoặc mất máu, hoặc tâm hoả can thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ làm dinh huyết hư, âm tính suy gây nên.

Triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay giật mình; hay quên, tâm phiền; ra mồ hôi trộm; lưỡi loét, miệng loét; sắc mặt hồng, lưỡi đỏ sẫm; mạch tế sác.

Pháp trị: Tư dưỡng tâm âm, an thần.

Phương thuốc: Bá tử dưỡng tâm hoàn.

Bá tử nhân160g, kỷ tử 120g, mạch môn 40g, đương quy 40g, xương bồ 40g, phục thần 40g, huyền sâm; thục địa 80g, cam thảo 15g, hoàn mật.

Ý nghĩa: bá tử nhân, phục thần để an thần dưỡng tâm, thục địa huyền sâm mạch môn để tư âm thanh nhiệt; đương quy, kỷ tử để dưỡng huyết; xương bồ khai khiếu.

chứng hư laoNhục quế

Phế âm hư: thường do bệnh lâu ngày làm phế âm suy âm hư mất nhiều mồ hôi, tân dịch yếu không dưỡng được phế. Hoặc nhiệt làm tổn thương phế.

Triệu chứng: ho khan, nặng tiếng, không có đờm hoặc có đờm dính, hoặc ho ra máu; họng khô ngứa, tiếng khan; triều nhiệt, đạo hãn; người gầy lưỡi đỏ ít tân dịch; mạch tế sác, vô lực.

Pháp trị: Dưỡng phế âm thanh nhiệt.

Phương thuốc: Sa sâm mạch đông thang.

Sa sâm, mạch đông 12 - 16g, ngọc trúc 8 - 12g, sinh cam thảo 3 - 4g, tang diệp 8 - 12g, sinh biển đậu 8 - 12g, thiên hoa phấn 8 - 12g.

Ý nghĩa bài thuốc: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc để tư âm nhuận phế; tang diệp, thiên hoa phấn, cam thảo để thanh phế sinh tân.

Nếu triều nhiệt thêm địa cốt bì, miết giáp.

Nếu đạo hãn thêm mẫu lệ, gốc cây lúa.

Nếu ho ra máu thêm a giao, bối mẫu, bách hợp.

Hoặc phương thuốc: Bách hợp cố kim thang:

Sinh địa 8 - 12g, thục địa 12 - 16g, mạch môn 8 - 12g, bạch thược 8 - 12g, đương quy 8 - 12g, bối mẫu 8 - 12g, sinh cam thảo 4 - 8g, huyền sâm 8 - 12g, cát cánh 8 - 10g.

Ý nghĩa bài thuốc: sinh địa, thục địa để tư âm bổ thận lương huyết; mạch môn, bách hợp, bối mẫu để hóa đờm chỉ ho; huyền sâm để tư âm thanh hư hỏa; đương quy để dưỡng huyết nhuận táo; bạch thược để dưỡng huyết ích tâm; bối mẫu cát cánh để tuyên phế chỉ ho hóa đờm; cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)

Đan sâm – Vị thuốc quý cho người bệnh tim mạch

Đan sâm có tên khoa học là Radix Salviae multiorrhizae. Củ rễ Đan sâm đã được các thầy thuốc Đông y trọng dụng, xem là vị thuốc vàng không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực hay một số bệnh liên quan đến tình trạng ứ huyết.

Đan sâm – vị thuốc quý cho bệnh tim mạch

Với nhiều tác động có lợi trên tim, Đan sâm đã nhận được sự chú ý của các nhà khoa học trên thế giới và trở thành đề tài của rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch.

Đan sâm – cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Hoshi, Tokyo, Nhật Bản cho thấy, Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành , làm lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, giúp giảm đau thắt ngực, cải thiện chức năng tim, phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Hoạt chất Tanshinone IIA (TS) có trong Đan Sâm đã được ứng dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh mạch vành, giúp làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính. Nếu được sử dụng TS sớm ngay sau nhồi máu cơ tim, kích thước vùng thiếu máu mất đi hoặc giảm đáng kể và hạn chế được tình trạng hoại tử cơ tim.

Đan sâm – ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tiêu cục máu đông

Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng đã cho thấy, hoạt chất TS trong Đan sâm có tác dụng bảo vệ và hạn chế sự hủy hoại lớp nội mạc mạch máu (lớp lót bên trong thành mạch), giúp ổn định các mảng xơ vữa, ức chế và làm chậm quá trình xơ vữa mạch, đồng thời hạn chế tình trạng cơ tim phì đại.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Nam California, Mỹ cho thấy, Đan sâm có khả năng tiêu cục máu đông rất tốt nhờ tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy fibrin (sợi huyết). So với Heparin (thuốc chống đông máu), Đan Sâm có lợi thế an toàn với ít biến chứng chảy máu hơn. Khi phối hợp Đan sâm và Heparin không những không làm tăng nguy cơ xuất huyết mà còn làm giảm tỷ lệ này.

Đan sâm – giúp bảo vệ cơ tim

Đan sâm giúp bảo vệ cơ tim bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và nhu cầu oxy ở cơ tim, giúp nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi sự thiếu hụt oxy.

Ngoài ra, Đan sâm còn có tác dụng giảm triglycerid máu, hạ huyết áp, chống oxy hóa, kháng khuẩn, an thần, chống viêm, và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm.

Ứng dụng Đan sâm trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Ở nước ta, Đan sâm đã được phối hợp với các thành phần có lợi cho tim khác như Cao Natto, Vàng đằng và L-carnitin trong thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy tim; làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi; làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Đan sâm có trong sản phẩm Ích Tâm Khang

Mới đây, vào tháng 10/2014, tạp chí Khoa học Đời sống toàn cầu (Lifesience Global, Canada) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về Ích Tâm Khang được thực hiện tại một bệnh viện ở Hà Nội. Kết quả cho thấy, sự kết hợp Ích Tậm Khang trong hỗ trợ điều trị có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của suy tim, giảm tỷ lệ tái nhập viện, đồng thời giảm cholesterol toàn phần và LDL-c (cholesterol xấu).

GPQC: 670/2014/XNQC-ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bài thuốc trị chứng táo tà phạm phế

Đông y cho rằng: “Táo lấn phế (phổi), trong phế có hỏa, làm khí ủng tắc không thông, các khớp xương đau nhức, đầu và mặt ra mồ hôi, hàn nhiệt vãng lai, da khô và ngứa, nổi mụn li ti, đại tiện bí kết. Đờm lẫn máu nên có mùi tanh...”.

Nguyên nhân do táo khí làm tổn thương phế, bệnh do ngoại cảm phong nhiệt hóa táo, làm tổn thương âm dịch, tân dịch ở phế bị hao tổn mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Ho khan không có đờm hoặc có đờm nhưng dính khó khạc ra, trong đờm có lẫn máu, đau tức ngực, đau họng, miệng mũi khô ráo, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch tế sác. Các thầy thuốc lâm sàng thường nghĩ nhầm bệnh nhân mắc chứng ho lao.

Tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc thích hợp như sau:

Khi táo tà phạm phế hun đốt làm phế mất sự thanh nhuận sinh ho

Triệu chứng: Bệnh nhân ho nhiều nên tức ngực, đờm ít nhưng khó khạc ra, khi khạc ra có lẫn máu, bệnh nhân sốt nhẹ, sợ gió, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế hơi sác.

Phép trị: Sơ phong nhuận phế.

Bài thuốc “Tang hạnh thang”: Tang diệp 12g, sa nhân 8g, xuyên bối mẫu 8g, lê bì 8g, hạnh nhân 8g, đạm đậu xị 12g, chi tử 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc đã nguội.

Phế bị táo tà làm tổn thương tân dịch phế khí mất sự thanh túc, khí đạo mất sự nhu nhuận

Triệu chứng: Bệnh nhân ho khan, khản tiếng, có khi mất tiếng nói không rõ, khàn tiếng, miệng khô lưỡi đỏ, mạch sác.

Phép trị: Thanh táo nhuận phế.

Bài thuốc “Thanh yết ninh phế thang”: Cát cánh 12g, tiền hồ 8g, tri mẫu 8g, chi tử 8g, tang bạch bì 12g, xuyên bối mẫu 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn khi thuốc đã nguội.

Do táo nhiệt làm tổn thương tân dịch của phế, phế mắc chứng nuy (xẹp phổi)

Triệu chứng: Ho khan, đau họng, khó thở, tâm phiền khát nước, lông tóc khô, nước tiểu đỏ.

Phép trị: Thanh nhiệt, nhuận táo dưỡng âm bổ huyết.

Bài thuốc “Tư táo dưỡng vinh thang”: Sinh địa 12g, đương qui 8g, hoàng cầm 8g, đan bì 8g, bạch thược 12g, tần giao 12g, kinh giới 12g, huyền sâm 8g, cam thảo 4g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Do táo tà phạm phế, phế lạc bị tổn thương sinh chứng các huyết (ho ra máu)

Triệu chứng: Ho, ngứa trong họng, trong đờm có lẫn máu tươi, họng khô, sốt nhẹ về chiều, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch phù sác.

Phép trị: Thanh nhiệt nhuận phế sinh tân chỉ huyết.

Bài thuốc “Tả bạch tán”: Tang bạch bì 16g, địa cốt bì 16g, cánh mễ 20g, cam thảo 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp. Ngày một thang, sắc uống 2 lần trong ngày trước khi ăn.

Do táo tà phạm phế sinh chứng tỵ nục (chảy máu cam)

Triệu chứng: Bệnh nhân thấy mũi khô, họng ráo, không có đờm chảy máu mũi, có khi lên một cơn sốt nhẹ sau đó mới chảy máu mũi, lưỡi đỏ mạch phù sác.

Phép trị: Thanh nhiệt sinh tân lương huyết chỉ huyết.

Bài thuốc “Sa sâm mạch đông thang”: Bắc sa sâm 12g, mạch môn 12g, ngọc trúc 8g, cam thảo 4g, thiên hoa phấn 12g, bạch biển đậu 12g, tang diệp 12g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

Hoặc dùng bài thuốc Nam: Lá huyết dụ phơi khô sao có mùi thơm 16g, rau má khô 20g nếu dùng tươi 30g. Ngày một thang sắc uống hai lần trong ngày trước khi ăn. Uống liên tục 3 ngày bệnh sẽ hết.

Chứng táo tà phạm phế trong bệnh tiêu khát (tiểu đường)

Triệu chứng: bệnh nhân khát nhiều thích uống nước càng uống càng thấy khát, miệng khô, đại tiện táo bón, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, lưỡi đỏ khô ít tân dịch, mạch hồng sác.

Phép trị: Thanh nhiệt, nhuận táo sinh tân chỉ khát.

Bài thuốc “Nhị đông thang”: Thiên môn 8g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 2g, hoàng cầm 6g, tri mẫu 8g, nhân sâm 6g, hà diệp 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày trước khi ăn.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng